CÁCH PHỐI MÀU TRONG CẮM HOA

CÁCH PHỐI MÀU TRONG CẮM HOA

Cách phối màu trong cắm hoa. Đây chính là nhân tố quyết định cho thiết kế tạo ra mẫu hoa đẹp.

Tuy nhiên, đa phần các màu sắc cần phụ thuộc rất nhiều yếu tố sau.

Mức độ phản chiếu ánh sáng và môi trường chung quanh nó.

Trong việc phối màu, thì vòng tròn màu căn bản là chúng ta phải hiểu thật kĩ.

cach-phoi-mau-trong-cam-hoa

Trong tự nhiên tất cả các màu sắc đó là sự hòa trộn lẫn nhau bởi các màu chủ đạo (cơ bản): Đỏ, Lam, vàng.(gọi là màu cấp 1)

Ta gọi 3 màu trên là màu cơ bản, việc pha trộn của 3 màu này theo tỉ lệ khác nhau ta sẽ được tất cả các màu còn lại.

Màu cấp 2: Chúng ta có 3 màu cấp 2, nó được tạo ra bởi sự pha trộn của 2 màu cơ bản khác nhau.

Đó là màu Tím (purple) được pha trộn bởi màu Xanh và Màu Đỏ,

Màu Cam (orange) được pha bởi màu đỏ +vàng.

Xanh lá cây được trộn bởi Màu Vàng + Xanh (lam).

Màu cấp 3: Có 6 màu đó là (vàng xanh, xanh lam, xanh tím, đỏ tím, đỏ cam, vàng cam).

6 màu này được tạo ra bởi sự pha trộn các màu cơ bản với màu cấp 2.

Sau đó ta có đầy đủ 12 màu sắc.

CÁCH PHỐI MÀU TRONG CẮM HOA

mau-nong-lanh

 

Màu sắc được phân chia thành 8 loại

  • Màu nóng (Hot)
  • Màu lạnh (Cold)
  • Màu ấm (Warm)
  • Màu mát (Cool)
  • Màu sáng (Light)
  • Màu sậm (Dark)
  • Màu nhạt (Pale)
  • Màu tươi (Bright)

Màu Nóng: là màu đỏ bão hòa trên vòng tròn màu, đó lag màu đỏ cờ được pha bởi đỏ tươi và màu vàng.

Màu nóng tự nó phản chiếu và gây ra lôi cuốn chú ý. (thường thiết kế gây sự chú ý)

Màu nóng có ảnh hưởng mạnh và làm tác động đến không gian quanh nó.

Màu lạnh: là mầu thuần xanh biển, nó tưoi và tỏa sáng lên.

Màu này giúp chúng ta thấy mát mẻ, nhẹ nhàng.

Khi chuyển màu nóng sang màu lạnh, ta có cảm giác như đang đứng bên bếp lò được chuyển sang băng giá.

Màu ấm : Luôn có sự xuất hiện màu đỏ.

Màu ấm được tạo ra do sự phối hợp đỏ và vàng.

Tùy theo mức độ trộn màu giữa đỏ và vàng mà ta có màu độ ấm khác nhau

Ví dụ: đỏ cam, màu cam, vàng cam… Màu này như thân thiện đón chào người xem.

Nhìn màu này ta liên tưởng đến cảnh đẹp đón chào cảnh bình minh hoặc hoàng hôn.

Màu mát: được tạo ra trên nền màu xanh.

Đặc biệt nó không giống như màu lạnh bởi vì được phối với màu vàng

Ví dụ màu mát như: vàng xanh, xanh lá cây, lục lam… (màu xanh ngọc và xanh lá cây luôn có trong tự nhiên)

màu mát cho ta như đang ở trong mùa xuân, cây cối đua nhau đâm chồi khoe sắc.

Màu sáng: màu của thủy tinh, hay cây tùng lam.(có tính nhẹ nhàng trong sáng)

Màu sáng được tạo bởi màu đỏ pha với lục lam đi kèm với màu vàng nhạt.

Màu này làm cho tâm hồn ta trở nên thoải mái, và thư thái.

màu này giống như màn cửa sổ nhà hé ra để ánh nắng ban mai chiếu vào.

Màu sậm: chứa màu đen khi phối màu.

màu sậm làm cho không gian thu nhỏ lại, vật thể như nhỏ hơn. Màu này làm tăng sự trang nghiêm, đứng đắn.

Nó giống như khung cảnh mùa thu và mùa đông ảm đảm.

Sự phối hợp màu sáng và màu sậm dễ gây nên một ấn tượng sâu sắc.

Màu nhạt : đó là màu tùng lam thật nhẹ.

Ít nhất chứa 65% màu trắng, màu nhạt tạo nên sự mềm mại, lãng mạn và lơ đảng.

Ví dụ: màu ngà, tùng lam sáng và hồng tối nhạt.

Màu nhạt cho ta như đang ngắm áng mây trôi, hay như nắng nhẹ ban mai, hoặc như một sáng mờ mờ sương.

Màu tươi : đó là sự tổng hợp tinh khiết các màu sắc.

Sự tưoi sắc thắm đó tạo ra bằng cách bỏ qua màu xám và đen.

trong màu tươi chưa sắc: màu xanh, đỏ, vàng, cam

Màu này chói lọi và gây sự chú ý

Ví dụ: chùm bong bóng rực rỡ, chiếc xe màu vàng…

Màu tưoi tạo cho sự phấn khởi.

CÓ 10 NGUYÊN TẮC PHỐI MÀU

  1. Phối màu không sắc (thường dùng màu đen, trắng, xám)
  2. Phối màu tương tự (ta dùng 3 màu liền nhau trên vòng tròn màu)
  3. Phối màu chỏi (thường dùng màu bên phải hay bên trái màu bổ sung trên vòng tròn màu)

ví dụ: Màu bổ sung màu đỏ là màu xanh lá. Vậy màu chỏi là màu xanh dương nằm bên trái màu bổ sung.

4. Phối màu bổ sung: Dùng các màu đối diện nhau trên vòng tròn màu.

ví dụ : Vàng – tím, Xanh dương – Cam.

5. Phối màu đơn sắc ( Dùng màu chính xong kết hợp màu có sắc tương tự )

6. Phối màu trung tính ( Dùng màu chính rồi kết hợp màu sáng hơn hoặc sậm hơn)

7. Phối màu bổ sung từng phần (Dùng 1 màu chính và hai màu ở 2 bên màu bổ sung)

8. Phối màu căn bản (đỏ – vàng – xanh)

9. Phối màu bổ sung cấp thứ 2 ( Dùng 1 màu chính rồi phối với 2 màu bổ sung cấp thứ 2)

ví dụ: Xanh lá nhạt – Tím – Cam

10. Phối màu bổ sung cấp thứ 3 :Dùng 1 màu chính rồi phối với 2 màu bổ sung cấp thứ 3.

Ví dụ: Đỏ Cam  –  Xanh Tím và Vàng xanh

Lục Lam – Vàng cam – Đỏ tím.

CÁCH TRANG TRÍ MÀU TỪ VÒNG TRÒN BÁNH XE MÀU SẮC

  1. Chọn màu đơn sắc ( chọn 1 màu trong bánh xe), việc chọn màu đơn sắc trong thiết kế sẽ giúp tạo ra không gian có độ gắn kết, tránh lộn xộn.

mau-don-sac

Màu đơn sắc có thể pha thêm màu trắng hay đen để có được sắc độ đậm khác nhau.

2. Chọn màu liền kề ( chọn màu cạnh nhau trong bánh xe). Áp dụng cách này khi cần nhiều màu nhưng vẫn giữ được cảm giác về một màu nào đó yêu thích)

mau-lien-ke

3. Chọn cặp màu tương phản (màu đối xứng nhau trong bánh xe màu)

Khi cần tạo điểm nhấn để thu hút mắt nhìn hãy chọn cặp màu tương phản nhau.

mau-tuong-phan

4. Chọn cặp màu tương phản bổ sung (kiểu chữ T): tức chọn màu theo hình chữ T.

Nó gồm có một màu chính và hai màu bên cạnh màu tương phản với nó. Khi áp dụng cách này, bạn không thích sự tương phản quá rõ ràng, và muốn cho việc sử dụng màu đa dạng hơn.

mau-tuong-phan-bo-sung

5. Chọn màu theo hình tam giác: là chọn ra 3 màu tại 3 đỉnh của hình tam giác

mau-theo-hinh-tam-giac

6. Chọn Phối màu theo hình vuông (chọn ra 4 màu theo 4 đỉnh của hình vuông)

mau-theo-hinh-vuong

7. Chọn màu theo hình chữ nhật (chọn 4 màu tại 4 đỉnh của hình chữ nhật)

mau-theo-hinh-chu-nhat

 

CÁCH PHỐI MÀU TẠO RA HIỆU ỨNG

  1. Khỏe mạnh (thường kết hợp với màu đỏ)
  2. Đầm ấm (thường kết hợp với màu tối)

ví dụ: nét thâm trầm sâu lắng thể hiện qua màu đỏ huyết dụ (đó là sự kết hợp màu đỏ và đen)

Màu xanh lá cây đậm + màu vàng sậm >>>dồi dào, sung túc.

3 Lãng mạn: màu hồng (màu hồng tạo ra bởi kết hợp giữa đỏ và màu trắng)

4. Sinh động :

ví dụ: màu đen làm nền bức ảnh, đỏ cam làm trung tâm chú ý.

5. Bụi đất (thường dùng màu sậm)

Màu đỏ cam hay còn gọi là màu bụi đất. (phối với màu trắng tạo ra sự chói chang, rực rỡ)

Màu bụi đất tạo ra nét trầm, làm ngừoi xem như được thư giản.

6. Thân thiện (nên dùng màu Cam)

Màu Cam và màu tương đồng của nó đều được tạo ra bởi màu đỏ.

Màu cam sẽ đẹp hơn trên màu biển xanh.

7. Ôn hòa

ví dụ : Màu hồng sen tạo ra nét ôn hòa và ngọt ngào.

Phối với màu Tím và Xanh sẽ làm dịu khung cảnh.

8. Đón chào

Màu vàng cam, hay hổ phách đều tạo ra trên nền màu đỏ

ví dụ: màu vàng cam, hay màu tương đồng

9. Chuyển động ( Màu vàng) có thể kết hợp với trắng để tăng thêm độ tỏa sáng.

nếu phối tương phản cao, màu Vàng  cũng có thể kết hợp được màu tím.

10. Thanh lịch ( Nên phối các màu nhẹ với nhau)

Ví dụ: Vàng+ Trắng >>>vàng kem

11. Theo mốt : màu lục nhạt ( có thể dùng kèm với đỏ cam nhạt và màu tím)

12. Tưoi mát ( Xanh, vàng, xanh lá)

13. Truyền thống (màu xanh, màu đỏ tía, màu nâu vàng, màu xanh lấtọ ra cổ xưa)

màu xanh +màu sậm tối>>>tạo cảm giác bền vững

14.Dễ chịu: (dùng màu lạnh ví dụ như: lục lam đi kèm đỏ cam)

màu lục lam sẽ đẹp hơn khi phối với màu trắng của bọt sóng biển.

15.Nhiệt đới (Ngọc bích)

ví dụ: lục lam sáng đến ngọc bích + màu trắng>>>màu hơi mát.

Màu đỏ cam ấm áp + ngọc bích>>>nổi bật

Màu vàng cam + màu tím + ngọc bích>>sang trọng.

16. Cổ điển (màu vàng hoặc xanh dương và xanh lam) để cho nổi bật có thể thêm đỏ.

17. Tin cậy (Xanh biển) có thể kết hợp với màu vàng và đỏ.

18. Êm đềm (xanh biển)

Xanh+đỏ+vàng(tất cả đều nhạt) có thể phối nhau đẹp

19. Vương Giả (Màu xanh+ đỏ>>>tím huế)

Để giảm bớt độ mạnh, pha thêm màu đen >>>màu tím thẫm.

Tím huế+ đen >>sâu lắng, tím huế + Vàng >>Rực rỡ

Tím Huế+vàng cam >>đẹp vương giả.

20.Lôi cuốn (Màu tím)

Tím + vàng >>>tuyệt vời

Tím +lục nhạt hoặc Tím + vàng cam >>>cảm giác khó chịu

21. Nhớ nhung ( Tím nhạt)

22.Mạnh mẽ ( đỏ tím hay cánh sen đậm)

Màu cánh sen + vàng + xanh lá>>>cảm giác chuyển động (thận trọng khi phối kiểu này)

23. Êm dịu (màu hoa cà +cánh sen>>>êm dịu)

tím hoa cà +cánh sen+màu xám+màu trắng>>>êm dịu.

có thể pha thêm xanh lá hoặc tăng độ tương phản thì thêm màu đen làm nền.

24. Nghề nghiệp (màu xám)

ví dụ: màu xám (làm nền) +màu đỏ, đỏ cam hay nâu >>>màu tô điểm đẹp.

HÃY ĐỌC ĐỂ BIẾT CÁCH PHỐI MÀU TRONG CÁM HOA.

Xin chân thành cảm ơn!!

HOTLINE 0933 387 393
ZALO
HOTLINE
MESSENGER